行政書士法人第一綜合事務所

GIẢI THÍCH TRIỆT ĐỂ VỀ VIỆC VISA NGƯỜI PHỤ THUỘC CỦA NGƯỜI NHẬT XIN NHẬP TỊCH

Rất nhiều người nước ngoài có nguyện vọng sống ở Nhật lâu dài, nên họ thường cân nhắc về việc xin nhập tịch. Và trong số những người đó, có rất nhiều người đã kết hôn với người Nhật, xây dựng gia đình riêng của mình tại Nhật.
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ tập trung vào việc giải thích nội dung “người phụ thuộc của người Nhật” khi xin nhập tịch.
Bài viết này không chỉ dành cho người phụ thuộc của người Nhật mà ở nội dung lần này cũng bao gồm rất nhiều thông tin hữu ích dành cho các cặp vợ chồng người nước ngoài đang đang nghĩ đến việc xin nhập tịch.
Kính mời quý vị và các bạn đón đọc!

1. Yêu cầu nhập tịch( nguyên tắc chung)

Người phụ thuộc của người Nhật sẽ được nới lỏng về điều kiện khi xin nhập tịch.
Trước khi giải thích điều này, chúng tôi sẽ giải thích các yêu cầu về đối tượng so sánh của nguyên tắc khi xin nhập tịch.
Dưới đây là nội dung quy định các yêu cầu để được nhập quốc tịch Nhật Bản trong “Luật quốc tịch”

Điều 5 Bộ trưởng bộ Tư pháp chỉ được phép cấp nhập tịch cho người nước ngoài nếu đáp ứng được tất cả những điều kiện sau:
1. Có địa chỉ ở Nhật hơn 5 năm trở lên
2. Đủ 20 tuổi trở lên và có năng lực hành vi theo quy định Pháp luật của nước sở tại.
3. Có hành vi tốt
4. Có thể tự mình sinh kế hoặc sinh kế bằng tài sản của người phuộc hoặc người thân khác hoặc có kỹ năng riêng để sinh kế.
5. Không có quốc tịch hoặc khi nhập quốc tịch Nhật thì sẽ phải bỏ quốc tịch hiện đang có.
6. Không tham gia vào những tổ chức đoàn thể hoặc đảng phái có chủ trương bạo lực nhằm phá chính phủ hoặc hiến Pháp Nhật Bản, sau ngày Hiến pháp Nhật bản có hiệu lực.

Theo như cách này, có 6 điều kiện cần thiết để xin nhập tịch.
Trong số đó, có 2 điều kiện được nới lỏng đối với người phụ thuộc của người Nhật.

1. Có địa chỉ ở Nhật 5 năm trở lên
2. Đủ 20 tuổi trở lên và có năng lực hành vi theo quy định Pháp Luật của nước sở tại.

Ở đây, điều kiện đầu tiên để xin nhập tịch đó là phải ở Nhật 5 năm trở lên và phải từ 20 tuổi trở lên. Vậy đối với visa người phụ thuộc với người Nhật thì điều kiện này sẽ được nới lỏng như thế nào?
Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời câu hỏi này ở nội dung của chương tiếp theo nhé!

2. Yêu cầu nhập tịch ( trường hợp người phụ thuộc đặc biệt)

2-1 Sự nới lỏng về điều kiện

Sự nới lỏng về điều kiện đối với “người phụ thuộc của người Nhật” khi xin nhập tịch được quy định tại điều 7 Luật quốc tịch như sau:

Điều 7 Đối với công dân nước ngoài là vợ hoặc chồng của công dân Nhật Bản có địa chỉ hoặc cư trú tại Nhật Bản từ ba năm trở lên và hiện cũng đang có địa chỉ ở Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ quy định người đó thuộc Điều 5, khoản 1. Nhập tịch có thể được cho phép ngay cả khi các điều kiện của mục 1 và 2 không được đáp ứng. Điều tương tự cũng áp dụng đối với công dân nước ngoài là vợ hoặc chồng của công dân Nhật Bản đã qua ba năm kể từ ngày kết hôn và tiếp tục có địa chỉ tại Nhật Bản từ một năm trở lên.

Điều này có nghĩa là nếu như bạn thuộc một trong hai điều kiện dưới đây thì bạn không cần đáp ứng 2 điều kiện ở phần trước đã nêu:
① Đã ở Nhật 3 năm trở lên + kết hôn với người Nhật
② Kết hôn với Nhật 3 năm trở nên+1 năm trở lên sống ở Nhật

Chúng ta đi phân tích mô tả đầu tiên của Điều 7 “người nước ngoài là vợ/chồng của công dân Nhật Bản đã có đã có địa chỉ hoặc cư trú tại Nhật từ 3 năm trở lên và hiện cũng đang có địa chỉ ở Nhật Bản.” như sau:

A. Người nước ngoài là vợ/ chồng của công dân Nhật Bản
B. Có địa chỉ liên tục tại Nhật Bản trên 3 năm
C. Hiện tại cũng đang có địa chỉ tại Nhật Bản

Để hình dung dễ hơn chúng ta có thể tưởng tượng ra những trường hợp tương ứng sau:
( Trường hợp cụ thể số 1)
Sau khi đi làm 3 năm với visa lao động ở Nhật thì kết hôn và sống ở Nhật
Tiếp theo, ② là cách diễn đạt đơn giản của phần sau của Điều số 7 “ Người nước ngoài là vợ/chồng của công dân Nhật Bản đã qua kết hôn được 3 năm trở lên và có địa chỉ ở Nhật từ 1 năm trở lên”. Chúng ta có thể phân tích nhỏ điều này như sau:
A. Người nước ngoài là vợ/chồng của công dân Nhật Bản.
B. Trải qua 3 năm tính từ ngày kết hôn
C. Có địa chỉ ở Nhật liên tục 1 năm trở lên

Trường hợp cụ thể tương ứng với tình huống sau:

( Tình huống cụ thể số 2)
Người nước ngoài kết hôn với người Nhật, sau khi sống ở nước ngoài 2 năm thì quay lại Nhật sống hơn 1 năm.

2-2 Sự khác biệt so với trường hợp đặc biệt khi xin vĩnh trú

Các bạn đã hiểu rõ được sự đặc biệt khi xin nhập tịch đối với người phụ thuộc của người Nhật rồi đúng không ạ? Tiếp theo, chúng ta hãy cùng đi so sánh sự khác nhau về trường hợp đặc biệt khi xin vĩnh trú và nhập tịch với đối tượng là visa người phụ thuộc nhé!Trong nhiều trường hợp, có thể bạn chưa đáp ứng được điều kiện xin vĩnh trú nhưng bạn sẽ đáp ứng được điều kiện để nhập tịch.

Cũng giống như việc xin nhập tịch thì việc xin vĩnh trú đối với visa người phụ thuộc của người Nhật cũng sẽ rơi vào trường hợp đặc biệt, tuy nhiên, có một chút khác biệt.
Dưới đây là trích dẫn từ “hướng dẫn liên quan đến việc được cấp phép vĩnh trú” dành cho đối tượng người phụ thuộc đặc biệt.
“Trường hợp đặc biệt liên quan đến nguyên tắc chung cư trú ở Nhật 10 năm”
(1) Trường hợp người phụ thuộc của người Nhật, người vĩnh trú hoặc người vĩnh trú đặc biệt, có cuộc sống hôn nhân kéo dài trên 3 năm và đã có ít nhất 1 năm trở lên sinh sống tại Nhật. Trong trường hợp là con đẻ thì phải có ít nhất 1 năm trở lên sống liên tục ở Nhật Bản.

Chúng ta cùng đi phân tích mục này như sau:
A. Là người phụ thuộc của công dân Nhật Bản
B. Có 3 năm liên tục trải qua hôn nhân thực tế
C. Có 1 năm liên tục sống tại Nhật Bản
Có thể thấy ở đây cũng giống nội dung yêu cầu số 2 trường hợp đặc biệt khi xin nhập tịch.
Tuy nhiên, yêu cầu đặc biệt đối với visa người phụ thuộc khi xin vĩnh trú không bao gồm yêu cầu đặc biệt khi xin nhập tịch(1) và có thể nói rằng phạm vi áp dụng của yêu cầu đặc biệt khi xin nhập tịch đối với visa người phụ thuộc rộng hơn yêu cầu đặc biệt khi xin vĩnh trú.

Trong số các bạn đang theo dõi bài viết này, có bạn nào chưa đủ điều kiện để xin vĩnh trú nhưng lại đủ điều kiện để xin nhập tịch không ạ?

2-3 Áp dụng cho các cặp vợ chồng người nước ngoài

Vậy các yêu cầu đặc biệt đối với người phụ thuộc của người Nhật có được áp dung cho các cặp vợ chồng người nước ngoài khác không ạ?
Ví dụ như trường hợp người phụ thuộc của người có visa lao động( người xin chủ thể) và người còn lại cũng muốn xin nhập tịch thì có được áp dụng giống như trường hợp của “người phụ thuộc của người Nhật ở đây không?
Câu trả lời là “có được áp dụng”
Theo nội dung của Luật quốc tịch thì không có từ ngữ nào nêu rõ nội dung như vậy, tuy nhiên trên thực tế, nếu người xin chủ thể được cấp phép nhập tịch thì tại thời điểm đó, người phụ thuộc đó cũng có danh tính là người phụ thuộc của người Nhật. Do đó, đương nhiên sẽ được áp dụng điều kiện đối với người phụ thuộc của người Nhật.
Tuy nhiên, một điều cần chú ý ở đây đó chính là phần sau của điều 7 Luật quốc tịch không được áp dụng hoàn toàn như trường hợp người phụ thuộc của người Nhật.
Nói cách khác, để cặp vợ chồng người nước ngoài đạt được điều kiện đặc biệt số ① thì cần sống ít nhất ở Nhật từ 3 năm trở lên.

(Ví dụ cụ thể số 3): Người nước ngoài đã ở Nhật trên 3 năm, sau đó kết hôn với người nước ngoài đủ điều kiện để xin nhập tịch( người xin chủ thể ),và tiếp tục sống tại Nhật Bản.

(Ví dụ cụ thể số 4)
Kết hôn với người nước ngoài ( người xin chủ thể) sau đó đến Nhật và ở Nhật trên 3 năm.
※Chủ thể xin tại thời điểm kết hôn không cần thiết phải có đủ điều kiện để xin nhập tịch.

3. Những hồ sơ cần thiết đối với người phụ thuộc của người Nhật khi xin nhập tịch

Trong những phần trước chúng tôi chủ yếu giải thích cho các bạn những điều kiện trong Luật quốc tịch. Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày cho các bạn những hồ sơ cần thiết cần chuẩn bị khi xin nhập tịch đối với những bạn có visa người phụ thuộc của người Nhật.
Ở đây chúng tôi xin lưu ý rằng, không phải là vì là vợ chồng của người Nhật mà sẽ được giảm bớt số lượng hồ sơ cần chuẩn bị khi xin nhập tịch mà ngược lại, số lượng hồ sơ đặc định cần chuẩn bị sẽ bị có thể bị yêu cầu nhiều hơn.

3-1 Sổ hộ khẩu

Để xin nhập tịch đối với người phụ thuộc của người Nhật thì cần phải có “Bản sao hộ khẩu” và trong đó có ghi rõ để chứng minh được danh tính của người phụ thuộc.
Khác với thẻ cư trú, bản sao hộ khẩu là một tài liệu chỉ dành cho người Nhật, vì vậy có thể coi đó là một loại giấy tờ rất quan trọng khi xin nhập tịch đối với những bạn có visa người phụ thuộc của người Nhật.
※ Các thành viên khác trong gia đình cũng sẽ phải xuất trình bản sao sổ hộ khẩu dù người đó không phải là người phụ thuộc với người Nhật.

3-2. Bản đính kèm sổ hộ khẩu/ chứng nhận cư trú trong quá khứ

Tiếp theo, mặc dù được miễn trong một số trường hợp vĩnh trú đặc biệt nhưng người nước ngoài đã kết hôn với người Nhật về cơ bản cần xin “bản đính kèm sổ hộ khẩu” và “bản chứng nhận cư trú trong quá khứ”.
“Bản đính kèm sổ hộ khẩu” là ghi chép về nơi ở trước đây đã gắn liền với nơi ở đã đăng kí và nó được sử dụng để xác nhận quá trình chung sống trong thời kì hôn nhân.
“Chứng nhận cư trú trong quá khứ” cũng là giấy xác nhận địa chỉ quá khứ và được sử dụng giống như mục đích của Bản đính kèm sổ hộ khẩu.
Nhiều người cảm thấy rất khó để xác định được nơi đăng kí hộ khẩu trước đó của vợ/ chồng trong trường hợp đã ly hôn, bởi khi xin nhập tịch sẽ yêu cầu nộp những những thông tin liên quan đến hôn nhân trong quá khứ.

4. Tổng kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã giải thích cho các bạn về yêu cầu và những giấy tờ cần thiết để xin nhập tịch đối với những bạn đang có visa “người phụ thuộc của người Nhật”.
Đối với những bạn là người phụ thuộc của người Nhật đều được nới lỏng cả khi xin vĩnh trú và xin nhập tịch.
Tuy nhiên, mỗi việc xin đều khác nhau, do đó, rất nhiều người nhầm lần vấn đề này.

Văn phòng chúng tôi có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hỗ trợ xin visa và nhập tịch, chính vì vậy, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho các bạn con đường ngắn nhất để có thể nhập tịch được.
Ngoài ra, chúng tôi cũng hỗ trợ toàn bộ từ việc thu thập hồ sơ, giấy tờ cần thiết đến việc trao đổi tại Cục pháp vụ để xin nhập tịch. Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này cần tư vấn, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi để nhận được tư vấn chi tiết.

Xin cảm ơn!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。