行政書士法人第一綜合事務所

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI XIN NHẬP TỊCH TẠI OSAKA

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI XIN NHẬP TỊCH TẠI OSAKA

Những bạn sống ở Osaka khi muốn xin nhập tịch sẽ phải nộp hồ sơ tại Cục pháp vụ có thẩm quyền dựa theo địa chỉ sinh sống của mình.

Đối với việc xin nhập tịch, không phải bạn sống ở Osaka thì sẽ bất lợi hơn hay sống ở Hyogo thì tỉ lệ được cấp phép nhập tịch sẽ thay đổi. Và cũng không phải cách vận hành xét nhập tịch tại tất cả các Cục pháp vụ trên toàn quốc đều giống nhau.
Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập về những điểm cần chú ý khi xin nhập tịch đối với những bạn đang sống tại Osaka hoặc những bạn có dự định sẽ chuyển tới sống tại Osaka.

無料相談のお問い合わせ先

WEBからのお問い合わせはこちらから

1. Có Cục pháp vụ ở Osaka nào không tiếp nhận đơn xin nhập tịch không?!

Như đã đề cập ở phần đầu, để xin nhập tịch thì cần thực hiện thủ tục tại Cục pháp vụ có thẩm quyền.
Ở đây, có một điểm cần chú ý đó là Cục pháp vụ không phải là “Cục pháp vụ tại ga gần nhất là được”.
Tại Osaka có tất cả 11 Cục pháp vụ(chi nhánh,…)

①Cục pháp vụ Osaka( Trụ sở chính) ②Văn phòng chi nhánh Kita
③Văn phòng chi nhánh Tenoji ④Văn phòng chi nhánh Ikeda
⑤Văn phòng chi nhánh Hirakata ⑥Văn phòng chi nhánh Moriguchi
⑦Văn phòng chi nhánh Kita Osaka ⑧Văn phòng chi nhánh Higashi Osaka
⑨Chi nhánh Sakai ⑩Chi nhánh Tondanbashi
⑪Chi nhánh Kishiwada

Tuy nhiên, trong số các Cục này, chỉ có một nửa, tức là 6 Cục pháp vụ xử lí và thực hiện các nghiệp vụ Quốc tịch( bao gồm việc xin nhập tịch).

①Cục pháp vụ Osaka( Trụ sở chính) ②Văn phòng chi nhánh Kita
③Văn phòng chi nhánh Tenoji ④Văn phòng chi nhánh Ikeda
⑤Văn phòng chi nhánh Hirakata ⑥Văn phòng chi nhánh Moriguchi
⑦Văn phòng chi nhánh Kita Osaka ⑧Văn phòng chi nhánh Higashi Osaka
⑨Chi nhánh Sakai ⑩Chi nhánh Tondanbashi
⑪Chi nhánh Kishiwada

Có nghĩa là, gần nhà bạn có Cục pháp vụ đi chăng nữa nhưng nếu Cục đó không tiếp nhận xử lý các nghiệp vụ về Quốc tịch(việc xin nhập tịch ) thì bạn sẽ phải đi tới Cục pháp vụ ở nơi xa hơn.
Sẽ không phải là gánh nặng quá lớn nếu như chỉ phải có mặt 1 lần tới Cục pháp vụ. Tuy nhiên, khi thực hiện việc xin nhâp tịch thì việc đến Cục khoảng 10 lần cũng không phải là hiếm, chính vì vậy, nếu suy nghĩ và tính toán thì đó cũng là một khoản lớn mà bạn phải phụ trách đúng không ạ?

Các bạn muốn tự tra Cục pháp vụ có thẩm quyền tại địa phương nơi mình sinh sống thì có thể tham khảo bản đồ bên dưới đây:

Màu đỏ:Trụ sở Cục pháp vụ Osaka
Màu vàng(phía trên):Văn phòng chi nhánh Kita Osaka
Màu vàng(phía dưới):Chi nhánh Sakai
Màu xanh lá:Văn phòng chi nhánh Higashi Osaka
Màu tím:Chi nhánh Tondabashi
Màu xanh nước biển:Chi nhánh Kishiwada

Nguồn: (Quốc tịch) “Hướng dẫn về các Cục pháp vụ có thẩm quyền tại Osaka” – Cục pháp vụ Osaka
http://houmukyoku.moj.go.jp/osaka/static/click_map04.html

2. Cục pháp vụ ở Osaka xét nhập tịch có nghiêm ngặt không?

Bạn đã hiểu được các Cục pháp vụ có thẩm quyền tại Osaka được chia như thế nào rồi đúng không ạ?
Tiếp theo, chúng tôi xin được giải thích về việc xét duyệt đơn xin nhập tịch của Cục Osaka nhé!
Như đã đề cập ở phần đầu, tỷ lệ cấp phép của đơn xin nhập tịch không thay đổi theo phòng pháp vụ. Trên thực tế, sau khi cán bộ của Cục pháp vụ xem xét đơn nhập tịch, tất cả các hồ sơ sẽ được gửi đến trụ sở chính tại Tokyo để điều tra tiếp. Bạn có thể hình dung rằng tất cả các hồ sơ trên cả nước đều được xem xét, cuối cùng là sẽ được xét duyệt tại Cục chính và được Bộ trưởng bộ tư pháp xét duyệt.
Do đó, bạn không cần than thở rằng mình không thể chọn Cục pháp vụ để nộp đơn. Tuy nhiên, khi tiếp nhận đơn xin nhập tịch, có thể có sự sự khác nhau giữa các Cục pháp vụ về hình thức hồ sơ, tài liệu nộp cũng như cách viết.
Về các Cục pháp vụ ở Osaka thì Cục pháp vụ Osaka tại trụ sở chính có chút nghiêm ngặt và chi tiết hơn so với các Cục pháp vụ khác.
Đầu tiên, việc xét nội dung hồ sơ nhập tịch sẽ là một cán bộ khác với người trao đổi khi tiếp nhận hồ sơ của bạn. Do đó, việc kiểm tra sơ bộ là cần thiết để đảm bảo rằng hồ sơ của bạn đã chuẩn bị đủ chưa? Có thiếu sót gì không,….

Ở trên, chúng tôi có nhắc tới việc “chi tiết” của Cục pháp vụ Osaka. Tại trụ sở chính, khi kiểm tra sơ bộ thì họ sẽ ghi thêm bút đỏ vào những chỗ hoặc những phần họ muốn chỉ định. Thêm nữa, bình thường nếu Luật sư hành chính hỗ trợ việc làm hồ sơ thì hầu hết không cần phải trao đổi trước mà sẽ tiếp nhận hồ sơ xin nhập tịch cho bạn nhưng đối với Cục pháp vụ Osaka tại trụ sở chính thì họ sẽ bắt buộc xác nhận trước. Như vậy, bạn có thể biết mức độ kỹ lưỡng như thế nào chưa ạ?
Trước khi có dịch Corona và tình trạng khẩn cấp được ban bố thì việc trao đổi trước không cần phải đặt lịch hẹn trước và tất nhiên, thời gian trao đổi cũng không hề bị giới hạn. Tuy nhiên, hiện nay, bắt buộc phải đặt lịch hẹn khi muốn trao đổi và thời gian trao đổi cũng chỉ được giới hạn là 90 phút. Việc check hồ sơ và yêu cầu sửa lại là hoàn toàn tốt nhưng để đặt lịch tới trao đổi trở lên ngày càng khó hơn. Do đó, hẹn được lịch tới họ xem cho bạn và sửa lại hồ sơ rồi đến họ xem lại thêm một lần nữa mất rất nhiều thời gian và công sức.
( Do ảnh hưởng của Corona nên liên quan đến các nghiệp vụ quốc tịch thì chế độ đặt lịch hẹn trao đổi được thiết lập tại cả những Cục pháp vụ khác trên toàn quốc)
Và cũng vì lí do trên, có thể nói rằng việc chuẩn bị hồ sơ có tính hoàn chỉnh cao và việc xác xác nhận số lần tới Cục pháp vụ ít ngày càng trở lên quan trọng hơn so với trước đây.

3. Lịch trình để xin nhập tịch tại Osaka

Việc xin nhập tịch thường được so sánh với khi xin vĩnh trú. Đơn xin vĩnh trú này cũng sẽ nộp khác nhau tùy thuộc vào thẩm quyền của Cục nhập cảnh đối với địa chỉ bạn và thời gian của việc xét duyệt đơn xin vĩnh trú này cũng khác nhau tùy thuộc vào Cục nhập cảnh.
Ở đây nhiều bạn lo lắng rằng thời gian xét đơn nhập tịch liệu có tùy thuộc vào Cục pháp vụ hay không?
Chúng tôi xin được giải thích về lịch trình khi xin nhập tịch tại Osaka.
Xin kết luận rằng, không phải xin ở Osaka thì việc xét nhập tịch sẽ nhanh hơn hay chậm hơn!
Để không để các bạn chờ lâu thì chúng ta cùng đi xét lịch trình khi xin nhập tịch nhé!

① Trao đổi trước khi xin(2~3 tuần)

Trước hết nếu bạn tự làm hồ sơ xin nhập tịch, bạn cần tra xem Cục pháp vụ nào có thẩm quyền đối với địa chỉ của mình sau đó liên hệ với phòng quốc tịch để đặt lịch để được tư vấn. Thường mất từ 2~3 tuần sau khi đặt lịch tùy theo tình hình đặt lịch tại thời điểm đó. Nói cách khác, ngay từ bước đầu bạn cũng sẽ phải chờ đợi.

② Chuẩn bị những hồ sơ cần thiết(2~6 tháng)

Tiếp theo là bước bạn sẽ đến Cục pháp vụ để được cán bộ tư vấn về việc nhập tịch. Họ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến vấn đề nhân thân, công việc,… sau đó họ sẽ cho bạn một list những hồ sơ cần thiết cần chuẩn bị. Đây cũng là lúc bạn chính thức chuẩn bị hồ sơ xin nhập tịch bắt đầu từ việc thu thập hồ sơ tại các văn phòng hành chính tại Nhật cũng như nơi làm việc,….
※Bạn nào muốn biết hồ sơ nhập tịch cần những tài liệu nào vui lòng tham khảo bài viết
Giấy tờ cần thiết khi tiến hành nhập tịch

Thời gian để chuẩn bị hồ sơ nhập tịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như những tài liệu liên quan đến cá nhân hay do sự bận rộn của mỗi người khác nhau,… Tuy nhiên, ngay cả đối với những Luật sư hành chính có kinh nghiệm đi chăng nữa thì cũng mất khoảng 2~3 tháng thì mới hoàn thiện được bộ hồ sơ nhập tịch. Do đó, nếu bạn tự mình chuẩn bị và sắp xếp tất cả các tài liệu thì khoảng thời gian này sẽ tăng lên gấp đôi, thậm chí là lâu hơn nữa. Cùng với đó, nếu bạn tự chuẩn bị tài liệu thì có thể phải đến Cục pháp vụ 4~5 lần để được check hồ sơ và bổ sung, làm lại giấy tờ,…Bằng chứng cho điều này đó là khi bạn nhận được tờ danh sách của Cục pháp vụ thì tại mục “ngày trao đổi, kiểm tra” có tới 7 khung. ( Nói cách khách, họ đã giả định rằng sẽ có nhiều cuộc trao đổi, kiểm tra và chỉnh sửa,…)

③Thời gian xét hồ sơ(từ 6 tháng tới 1 năm)

Sau khi chuẩn bị hồ sơ hoàn thiện và được check lần cuối thì Cục sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ của bạn. Khi đã nộp xong thì bạn được nghỉ một thời gian từ 3~4 tháng sau khi nộp, sau đó bạn tiến hành phỏng vấn và đợi kết quả xét hồ sơ, rồi nhận kết quả cuối cùng. Thời gian xét duyệt thường ngắn hơn đối với những người có vĩnh trú đặc biệt, nhanh thì khoảng nửa năm hoặc lâu cũng trong vòng 1 năm. Mặt khác, với người nước ngoài nói chung thì thời gian xét duyệt rơi vào khoảng hơn 1 năm cũng không hề hiếm. Và cũng trong khoảng thời gian này, có thể bạn sẽ bị yêu cầu bổ sung thêm tài liệu hoặc yêu cầu thực hiện thủ tục xin rút khỏi quốc tịch hiện tại.

④Thủ tục sau khi nhập tịch( 1 tháng)

Cuối cùng, sau khi được phép nhập quốc tịch, thì bạn cần phải thực hiện các thủ tục như nộp thông báo nhập quốc tịch, hoặc tùy theo quốc gia mà có thể bạn sẽ phải thực hiện thủ tục rút khỏi quốc tịch, và thực hiện đổi tên các giấy tờ khác nhau,…. Nói một cách khác, bạn sẽ có quốc tịch Nhật bản kể từ ngày tên của bạn được đăng lên bảng tin chính thức trên Báo của Nhật. Do đó, việc xin nhập quốc tịch của bạn cũng đã được hoàn tất. Tuy nhiên, những thủ tục sau đó cũng là một phần của việc xin nhập tịch.
Như đã đề cập ở phần trên thì nếu thuận lợi thì cũng mất khoảng gần 1 năm từ khi bắt đầu tới khi đến đích, có những trường hợp mất gần 2 năm hoặc hơn. Tất nhiên, nếu bạn quyết tâm và kiên nhẫn thì việc thực hiện không có gì là không thể. Tuy nhiên, trên hành trình xa xôi này, bạn hãy chuẩn bị trước tinh thần bởi đây là một quá trình đòi hỏi thời gian và công sức rất nhiều.

4. Tổng kết

Chúng tôi xin tổng kết lại nội dung của bài viết này như sau: đầu tiên, Osaka cũng có các Cục pháp vụ thầm quyền về việc xin nhập tịch và không phải Cục pháp vụ nào gần ga nhà bạn nhất cũng có thể thực hiện được. Tại trụ sở chính, có thể sẽ bị kiểm tra kĩ lưỡng và mỗi lần muốn lên trao đổi thì cần hẹn lịch trước. Cục pháp vụ nào hiện nay cũng đều cần đặt lịch trước do đó nếu bạn càng phải sửa nhiều thì thời gian chờ đợi và thực hiện hồ sơ sẽ càng lâu. Và cuối cùng và mặc dù điều này không chỉ giới hạn đối với việc xin nhập tịch ở Osaka đó là: sẽ khá vất vả nếu bạn tự thực hiện quá trình từ khi chuẩn bị cho việc xin nhập tịch đến được cấp phép và hoàn thành các thủ tục hậu kỳ vì có thể nó sẽ lâu hơn dự kiến và sẽ tốn rất nhiều công sức.

Trên thực tế, rất nhiều khách hàng của chúng tôi cũng đã tự mình thực hiện hồ sơ, tuy nhiên do số lượng hồ sơ quá lớn nên họ đã bỏ cuộc và nhờ tới sự trợ giúp của chúng tôi. Văn phòng chúng tôi hỗ trợ khách hàng từ việc liên hệ với Cục pháp vụ Osaka tới việc thu thập hồ sơ, lập hồ sơ, check lần cuối hồ sơ và cùng bạn đi nộp tại Cục pháp vụ. Chúng tôi luôn cố gắng chuẩn bị hồ sơ hoàn thiện nhất để bạn có thể được tiếp nhận hồ sơ ngay từ lần lên Cục pháp vụ đầu tiên, do đó, nếu bạn muốn nhận tư vấn liên quan tới vấn đề nhập tịch tại Osaka, thì đừng ngần ngại- hãy liên hệ chúng tôi để nhận được hỗ trợ nhé!
Xin cảm ơn!

ご相談は無料です。
お気軽にご相談ください。