VIỆC SỬ DỤNG TÊN GỌI SAU KHI ĐƯỢC CÔNG NHẬN NHẬP TỊCH
Trong bài này chúng tôi sẽ giải thích về việc sử dụng tên gọi sau khi được công nhận nhập tịch.
Sau khi đơn xin nhập tịch được chấp thuận, một số người sẽ tiếp tục sống ở Nhật Bản với tên cũ của mình và một số người sẽ thực hiện thủ tục thay đổi tên.
Để không phải hối hận khi quyết định đặt tên, chúng tôi sẽ giải thích các thủ tục đặt tên khi xin nhập tịch.
Nếu bạn đang xem xét nộp đơn xin nhập tịch và đang vướng mắc về việc sử dụng tên sau khi được cấp phép thì vui lòng theo dõi nội dung của bài viết này nhé!
Index
1. Về việc sử dụng tên sau khi được cấp phép nhập tịch
Sau khi xin nhập tịch được chấp nhận nhập tịch, bạn có thể giữ nguyên tên trước đó hoặc có thể sử dụng tên thông thường hay sử dụng.
Mặt khác, khi xin nhập tịch bạn cũng có thể tự đặt tên cho mình được.
Tên của người Nhật chia làm “Họ” và “Tên”
Nếu có người tên là Yamada Taro thì họ sẽ là Yamada và tên sẽ là Taro.
Ở đây có một số bạn có một thắc mắc đó là vậy thì sau khi được cấp phép nhập tịch thì khi nào sẽ quyết định tên gọi?
Câu trả lời đó là “lúc xin nộp đơn xin nhập tịch”.
Khi thực hiện xin nhập tịch thì tiến hành nộp đơn tại Cục pháp vụ có thẩm quyền.
Về Cục pháp vụ khi xin nhập tịch các bạn vui lòng tham khảo tại bài viết:
Thẩm quyền của văn phòng pháp lý đối với việc xin nhập tịch
Như đã đề cập ở trên, đối với tên được sử dụng sau khi đơn xin nhập tịch được chấp thuận, có một cột được ghi trong đơn khi xin nhập tịch. Sau khi xác nhận việc cho phép nhập tịch bằng thông báo của bản tin chính thức, trong vòng một tháng kể từ ngày thông báo, hãy gửi thông báo nhập tịch đến văn phòng thành phố có thẩm quyền đối với nơi cư trú để đăng ký tên của mình.
Nếu bạn muốn thay đổi tên sau khi nộp đơn xin nhập quốc tịch, hãy đến Cục pháp vụ trực thuộc khu vực nơi bạn sống của bạn để yêu cầu đổi tên(hình thức tùy theo) trước khi thông báo được công bố chính thức. Tại thời điểm thay đổi, viên chức Cục pháp vụ sẽ hỏi lí do tạo sao bạn muốn thay đổi, hay quá trình thay đổi đó như thế nào?
Để tránh trường hợp sau khi nhập tịch mới muốn đổi tên thì trong lúc xin nhập tịch hãy suy nghĩ thật kĩ về tên gọi của mình sau khi được cấp phép nhập tịch.
2. Những điểm cần chú ý khi quyết định tên sau khi được cấp phép nhập tịch
Vậy thì sau khi được cấp phép nhập tịch thì nên sử dụng tên như thế nào thì được?
Ở Nhật khi quyết định tên thì cần chú ý 2 điểm:
Điểm thứ nhất đó là theo Luật pháp Nhật bản quy định các văn tự sử dụng khi đặt tên.
Điều 50 khoản 1 và 22 Luật hộ tịch quy định như sau:
“Tên trẻ em phải sử dụng các chữ cái đơn giản, thông dụng.”
“Phạm vi của các ký tự đơn giản thông thường được quy định bởi Pháp lệnh của Bộ Tư pháp.”
Phạm vi các ký tự đơn giản thông thường được quy định tại Điều 60 của Quy định thực thi Đạo luật hộ tịch.
Điều 60 quy định thực thi Luật hộ tịch
(1) Chữ Kanji được liệt kê trong Bảng Kanji (Thông báo Nội các số 2 năm 2012) (Những chữ có dấu ngoặc đơn chỉ giới hạn ở những chữ nằm ngoài dấu ngoặc)
(2) Chữ Kanji được liệt kê trong Bảng đính kèm 2
(3) Chữ katakana hoặc hiragana
Do đó, nếu bạn đang xem xét việc xin nhập quốc tịch, bạn cần xác nhận xem tên sau khi được phép nhập quốc tịch có thuộc phạm vi pháp luật cho phép ở trên hay không?
Xin lưu ý rằng nhiều công dân của các quốc gia có chữ Hán có thể một số chữ không được sử dụng, vì vậy khi xin nhập tịch bạn nên xác nhận trước điều này.
Những chữ Hán không được sử dụng sẽ không được tiếp nhận vì vậy bạn cần xác nhận những chữ có thể sử dụng khi đổi tên sau khi được phép nhập tịch.
Các bạn có thể tham khảo trang web để kiểm tra những chữ hán được phép sử dụng theo link bên dưới đây:
Thông tin văn tự hộ tịch thống nhất
[Nguồn: Trang web của Cục pháp vụ]
Điểm thứ hai là nếu bạn kết hôn với một người Nhật Bản và tiến hành xin nhập quốc tịch, hoặc nếu một cặp vợ chồng nước ngoài xin nhập quốc tịch cùng nhau thì sẽ có những hạn chế về việc sử dụng tên (họ) theo luật pháp Nhật Bản.
Điều 75 Luật Dân sự quy định như sau:
“Vợ chồng khi kết hôn được quy định rằng sẽ cùng chung họ của người vợ/ chồng”.
Theo luật pháp Nhật Bản, khi một người đàn ông và phụ nữ Nhật Bản kết hôn, cần phải thống nhất theo họ của vợ hoặc chồng.
Và luật này cũng được áp dụng cho tên được sử dụng sau khi nhập tịch.
Ví dụ, khi vợ chồng xin nhập quốc tịch thì hai vợ chồng cần thống nhất theo tên họ của chồng hay của vợ.
3. Về việc thay đổi tên sử dụng sau khi được cấp phép nhập tịch
Trường hợp nếu muốn đổi tên sau khi đã được chấp nhận đơn nhập tịch và đã được công bố trên bảng tin công báo thì cần thực hiện những thủ tục gì?
Nếu bạn muốn thay đổi tên của mình, bạn phải nộp đơn yêu cầu đổi tên lên tòa án gia đình có thẩm quyền với địa chỉ của bạn.
Về việc thay đổi về họ, điều 107 khoản 1 Luật hộ tịch quy định như sau:
“Nếu bạn có ý định thay đổi tên của mình vì những lý do không thể tránh khỏi, chủ hộ và vợ / chồng của bạn phải được sự cho phép của tòa án gia đình sau đó tiến hành thông báo về điều đó.
Nói cách khác, thủ tục thay đổi họ và tên phải được thực hiện tại Tòa án gia đình có thẩm quyền, do đó rất mất thời gian và công sức.
Chính vậy, điều quan trọng khi nộp đơn xin nhập tịch thì nên nhìn về tương lai để quyết định tên của mình sau khi được chấp thuận nhập tịch.
4. Tổng kết
Trong bài viết này chúng tôi đã giới thiệu về việc sử dụng tên gọi sau khi nhập tịch.
Tên gọi là một phần rất quan trọng biểu thị chính bạn trong cuộc sống hàng ngày.
Nếu bạn đang cân nhắc đến việc xin nhập tịch, trước tiên hãy kiểm tra xem liệu các văn tự được sử dụng trong tên muốn sử dụng sau khi được cấp phép nhập tịch có có sử dụng được hay không.
Và vì rất khó để thay đổi tên sau khi đã quyết định do đó, chúng tôi khuyên bạn cân nhắc thật kĩ rồi mới quyết định.
Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích được phần nào cho những bạn đang cân nhắc việc xin nhập tịch.
Xin cảm ơn!